Cây Đẳng Sâm – Vị thuốc quý trị thận suy, đau lưng, mỏi gối, đái lắt nhắt, bồi dưỡng cơ thể

Đẳng Sâm là một loại cây thuốc quý, sống lâu năm, thân leo, có tên khoa học là Codonopsis pilosula (Franch) Nannf, thuộc họ hoa chuông (Campanulaceae), là vị thuốc quý trị thận suy, đau lưng, mỏi gối, đai lắt nhắt…hiệu quả

Hình dạng cây Đẳng Sâm

Rễ: Rễ dài như hầu hết các loại sâm khác, đường kính khoảng 1,5-2cm, phân nhánh, đầu rễ phình to, thường chỉ có một rễ trụ, không có rễ nhánh, phía đầu to và phía đuôi càng nhỏ. Rễ có màu trắng, để khô thì rễ có màu vàng, có nếp nhăn.

Thân: Thân mọc thành từng cụm, có thể đi trên mặt đất hoặc leo trên cây khác, thân có lông thưa màu tím sẫm, phần ngọn không có lông.

Lá: Hình trứng tròn, phần đuôi nhọn, phần gần cuống có hình tim, có màu vàng xanh, phía trên có lông, phần dưới nhẵn màu trắng xám, dài 3 đến 8cm, rộng 2 đến 4cm.

Hoa: Hoa có màu xanh lá nhạt, có cuống dài khoảng 2 đến 6 cm, đài hoa hình chuông, 5 cánh có vân màu tím, lúc gần rụng có màu vàng nhạt.

Quả: Quả bổ đôi, hình hơi tròn, có đài ngắn, lúc chín thì hơi nứt ra, có nhiều hạt màu nâu bóng.

Cây Đẳng Sâm

Phân bố

Đẳng Sâm được chia thành nhiều vị : Tây đẳng sâm, Đông đẳng sâm, Lộ đẳng sâm, Điều đẳng sâm, Bạch đẳng sâm đa phần phân bố ở Trung Quốc. Ở Việt Nam, đẳng sâm được phát hiện ở 14 tỉnh phía Bắc và vùng Tây nguyên. Những khu vực có nhiều như Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, ở vùng Tây Nguyên như Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Quảng Nam, Đà Nẵng.

Thu hoạch và cách sơ chế Đẳng Sâm

Thời điểm thu hoạch

Thời điểm mùa đông cây rụng lá hoặc đầu xuân khi cây chưa ra hoa kết quả là có thể thu hoạch. Nên thu hoạch vào nửa tháng sau tiết Bạch lộ (phẩm chất tốt nhất và sản lượng cao nhất).

Sơ chế

Phần rễ là chủ yếu. Đào rễ phải sâu hơn 70 cm, không để trầy xước. Rửa sạch, để riêng từng loại rễ to nhỏ. Lộ đảng sâm chia làm 4 loại: già và vừa, to và nhỏ. Loại già có đường kính trên 1 cm, vừa là trên 0.7cm, nhỏ 0.5cm. Phơi riêng từng loại đến thời điểm bẻ không gãy, bó lại và đem phơi. Khi khô rễ vẫn mềm và phẳng, phần vỏ không bị cứng lại và bong ra.

Cách điều chế và bảo quản

Theo y học Trung Hoa: Phơi âm can sau khi thu hái, để phần vỏ dính vào thịt. Khi sử dụng, sao với đất hoàng thổ hay với cám, để thuốc hơi vàng rồi bỏ phần đất hoặc cám chỉ lấy đẳng sâm.

Theo y học Việt Nam: Rửa sạch, ngâm nước một đêm, hoặc đồ đến khi bốc hơi. Khi mềm, bào mỏng khoảng 1 đến 2 ly, tẩm nước gừng tránh nê Tỳ và bớt hàn, (thường sao qua để dùng). Đẳng sâm đậy kín, tránh ẩm mốc, cần để nơi khô thoáng, tránh bị mối mọt.

Thành phần hóa học có trong rễ Đẳng Sâm

Trong Đẳng Sâm có chứa: Sucrose, Glucose,Inulin, Alcaloid, Scutellarein Glucoside.Furctose, Inulin, CP1, CP2, CP3, CP4, Glucose, Galactose, Arabinose, Mannose, Xylose, Rhamnose, Syringin, N-Hexyl b-D-Glucopyranoside, Ethyl a-D-Fructofuranoide, Tangshenoside 1.

Tác dụng của Đẳng Sâm

Rễ Đẳng sâm được dùng chữa tỳ vị suy kém, phế khí hư nhược. kém ăn, đại tiện lỏng, mệt mỏi, khát nước, ốm lâu cơ thể suy nhược, lòi dom, sa tử cung, băng huyết, rong huyết, thiếu máu, vàng da, tăng bạch cầu, viêm thận, nước tiểu có albumin, chân phù đau. Còn dùng làm thuốc bổ dạ dày, lợi tiểu, chữa ho, tiêu đờm. Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác trong các đơn thuốc Tứ quân, Bát vị, Thập toàn đại bổ. Ngày dùng 20-40g, dạng thuốc sắc, viên hoàn, bột, hoặc ngâm rượu uống. Uống liền trong 7-14 ngày.

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, người ta dùng 2 loại Đẳng sâm: Codonopsis tangshen (Xuyên đảng sâm) và C. pilosula (Đẳng sâm).

Xuyên Đẳng sâm là một trong những vị thuốc quan trọng ở Trung Quốc, có những tác dụng tương tự Nhân sâm, nhưng giá lại rất rẻ, nên trước kia được dùng rộng rãi trong những bệnh nhân ở tầng lớp nghèo. Nó được dùng làm thuốc kích dục, bổ toàn thân và cầm máu trong những tường hợp chảy máu tử cung, kinh đau, thấp khớp và đau khớp do các nguyên nhân bệnh sinh khác nhau. Nó được phối hợp với một số vị thuốc khác điều trị hói đầu. Cả cây dược dùng làm thuốc săn để chữa tiêu chảy và chứng khó tiêu do thức ăn.

Cách dùng như sau: Rễ sau khi đào lên không được rửa với nước, mà đem phơi nắng, rồi sau đó rũ cho sạch đất và tiếp tục phơi trong bóng râm. Rễ được dùng dưới dạng bột hay thuốc sắc, liều 1 lần 1-3g. Cả cây cũng được dùng dạng sắc, liều một lần 2-6g.

Đẳng sâm được dùng làm thuốc bổ cho những bệnh nhân suy nhược do ốm dài ngày, và phối hợp với nhiều vị thuốc khác chữa viêm thận mạn tính dùng dạng thuốc sắc, mỗi lần 5-10g. Cùng với tác dụng bổ toàn thân, đẳng sâm còn có tác dụng tăng cường sức lực, bình ổn sức sống và được dùng điều trị bệnh suy nhược cơ thể.

Ở Ấn Độ, rễ và lá của loài Codonopsis ovât được dùng làm thuốc đắp để trị các vết loét, vết thương

Bài thuốc có thành phần Đẳng Sâm

Bài thuốc trị thận suy: Đẳng sâm 16g, Cáp giới 6g, Huyết giác 1,2g,Trần bì 0,8g,Tiểu hồi 6g. Ngâm với 250ml rượu, uống trước khi đi ngủ.

Bài thuốc giúp khỏe thận: Đẳng sâm và Tang phiêu tiêu – Là hai thành phần hỗ trợ nhau giúp giảm tình trạng tiểu nhiều trong ngày lẫn đêm, suy giảm chức năng sinh lý hay phụ nữ gặp vấn đề ở chu kỳ kinh.